Nhu cầu tiêu dùng thị trường nội địa yếu hẳn do người tiêu dùng hạn chế đi lại đã ảnh hưởng rất lớn đến sức mua, cũng như tác động không nhỏ đến công ăn việc làm của công nhân, chi phí doanh nghiệp phải gánh chịu nếu dịch COVID-19 kéo dài.
Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) Hồ Đức Lam vừa có công văn gởi các bộ: Tài chính, Công thương, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp ngành nhựa trong thời điểm COVID-19 tiếp tục diễn biến rất phức tạp.
Theo ông Lam, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 sản phẩm nhựa của Việt Nam, với kim ngạch đạt 148,7 triệu USD, chiếm 4,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa.
Hiện không ít doanh nghiệp trong ngành nhựa nhập nguyên vật liệu đầu vào, hóa chất, phụ gia đa phần từ Trung Quốc.
Nếu tình hình kéo dài đến hết quý 1 thì sẽ không có nguyên liệu sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp. Đồng thời ảnh hưởng đến công ăn việc làm của công nhân, chi phí doanh nghiệp phải gánh chịu trong thời gian không có đơn hàng.
“Chúng tôi đề nghị liên bộ đề xuất Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trước tác động của dịch bệnh về việc cho phép khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất vay, cơ cấu các khoản vay, giãn tiến độ nộp thuế… nhằm giúp một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh đang gặp khó khăn”, ông Lam nêu ý kiến.
Theo đánh giá của VPA, diễn biến phức tạp của COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành nhựa trong thời gian tới, mà xa hơn, nhu cầu tiêu dùng ở thị trường nội địa cũng sẽ khó khôi phục lại nhanh như kỳ vọng của doanh nghiệp.
An Đạt Phát nhà sản xuất và cung cấp ống xoắn nhựa hdpe OSPEN – ống bảo vệ cáp điện cho các dự án điện gió và điện mặt trời.
Nguồn: Tuoitre