Tại sao văn hoá lại luôn là một phần quan trọng của doanh nghiệp ?
Văn hoá doanh nghiệp giống như tính cách và đời sống tinh thần của con người, ảnh hưởng đến lối sống, hành vi của người đó. Xây dựng văn hoá công ty quyết định sự thành bại và tồn tại lâu dài của mỗi doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có văn hoá được thể hiện các giá trị bên ngoài với những khẩu hiệu, đồng phục, logo, văn phòng, mà còn thể hiện phần cốt lõi bên trong là tinh thần doanh nghiệp, tinh thần của tập thể nhân viên hiểu rõ tầm nhìn, sứ mệnh, nhiệm vụ, cam kết và ý nghĩa của công việc, vị trí mỗi nhân viên đang làm việc.
Quan hệ văn hoá giữa cấp trên với nhân viên
Sự hiểu biết một cách hời hợt về Văn hoá doanh nghiệp của một số lãnh đạo doanh nghiệp dẫn đến những hành động mang tính bộc phát, dễ dãi, mang tính cá nhân, không quan tâm đến hậu quả và bất chấp dư luận trong thời gian qua tại Việt Nam không phải là ít.
Hiểu được tình hình đó, OSPEN – An Đạt Phát luôn dây dựng văn hoá là thứ cốt lõi, lấy đó làm tiền đề cùng phát triển. Văn hoá doanh nghiệp được thể hiện trong những lời nói, hành động, cử chỉ làm việc, tính chuyên nghiệp khi giao tiếp với khách hàng.
Văn hoá doanh nghiệp của AN Đạt Phát
“Liên tục sáng tạo trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên, các đối tác và tất cả khách hàng , tìm hiểu và thực hiện những gì tốt nhất có thể làm cho họ ”
Văn hóa doanh nghiệp An Đạt Phát Group thể hiện qua các tiêu chuẩn trên:
- Cơ cấu tổ chức phòng ban của doanh nghiệp.
- Các văn bản quy định quy tắc hoạt động doanh nghiệp.
- Kiến trúc công ty, phong cách bài trí và các biểu tượng, logo và khẩu hiệu,…
- Công nghệ sản phẩm, hình thức và mẫu mã sản phẩm.
- Cách ăn mặc và ứng xử, thái độ hành vi và cách biểu lộ cảm xúc…
– Doanh nghiệp An Đạt Phát Group giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm, tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến.
– Theo đó, lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hòa đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng hơn.