Có thể nói, sự phát triển của các dự án xây dựng năng lượng tái tạo, hay các công trình đầu tư xây dựng an sinh ngày càng nhiều đã tạo đà tăng trưởng cho sản phẩm ống nhựa xoắn hdpe bảo vệ cáp điện.
Với tốc độ đô thị hoá như hiện nay thì khả năng vị thế của ống nhựa xoắn trong nganh điện sẽ ngày một nâng cao.
Sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản sau khi dịch được kiểm soát sẽ là đòn bẩy chất lượng, củng cố vững chắc cho vị thế đó.
Ống nhựa xoắn hdpe trong ngành điện dân dụng
Ngầm hoá mạng lưới điện, cáp viễn thông, chiếu sáng công cộng đang là xu hướng trong quy hoạch hiện đại, vừa tạo được mỹ quan, sự thông thoáng cho bộ mặt đô thị cũng như đảm bảo được sự an toàn cho sinh hoạt.
Tại thị trường trong nước, ống nhựa xoắn hdpe đang phủ khắp trong các dự án ngầm hoá lưới điện và cáp viễn thông
Cụ thể vừa qua, dự án đưa điện lưới quốc gia ra huyện Côn Đảo do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư khoảng 4.800 tỷ đồng. Dự án có quy mô xây dựng khoảng 103 km đường dây trên không, cáp ngầm và xây dựng trạm biến áp 110 kV Côn Đảo.
Hay tại Bình Định, Đóng điện dự án cấp điện bằng cáp ngầm cho xã đảo Nhơn Châu.
Công tác hạ ngầm hơn 9km cáp điện trên đường Lạc Long Quân, Tp Hồ Chí Minh cũng đang được xúc tiến nhanh để hoàn thiện, dự án có kinh phí đầu tư lên tới 70 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành đến quý 2 năm 2022.
Sự phát triển của hệ thống cáp ngầm, cáp viễn thông cũng nói chung cũng như ống nhựa xoắn hdpe bảo vệ cáp điện nói riêng, cũng cho thấy được sự linh hoạt của bộ phận chính quyền trong công tác cải tạo mỹ quan đô thị và sự an toàn cho đời sống người dân.
Thực tế cho thấy, việc ngầm hoá lưới điện, viễn thông giúp nâng cao độ tin cậy trong công tác quản lý vận hành, hạn chế được sự cố mất điện, đứt cáp viễn thông gây gián đoạn internet, hay những trường hợp đáng tiếc xảy ra gây thiệt hại về người bởi hệ thống dây điện nổi, lộ thiên lỏng lẻo.
Ống gân xoắn hdpe trong năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo đang là xu hướng trên toàn thế giới, tại Việt Nam xu hướng ấy còn diễn ra mạnh mẽ hơn nữa khi mà nhu cầu sử dụng điện đã tăng 10% mỗi năm, được dự báo nhanh hơn đáng kể so với GDP cả nước.
Việc năng lượng tái tạo ngày càng được chú trọng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất ống nhựa xoắn HDPE phát triển. Hàng loạt các dự án năng lượng điện mặt và điện gió ứng dụng ống Ospen vào trong dự án của mình ngày một nhiều hơn.
An Đạt Phát cũng đã góp mặt trong khá nhiều dự án đầu tư năng lượng tái tạo của cả nước, phải kể đến như:
- Dự án Điện Gió Trung Nam
- Dự án Điện Mặt Trời Trung Nam
- Dự án Điện Mặt Trời Phong Điền
- Dự án Điện Mặt Trời Hồng Phong 4
- …
Qua đây cũng thấy được rằng vị thế của ống nhựa xoắn HDPE trong ngành điện dân dụng cũng như năng lượng tái tạo đang được nâng cao. Nhu cầu sử dụng sản phẩm ngày càng tăng, việc cần làm bấy giờ của các doanh nghiệp là phải đẩy mạnh đầu tư chất lượng sản xuất dịch vụ để đáp ứng sự tăng trưởng của thị trường./.
Xem thêm: