Cao tốc Bắc Nam – Xương sống phát triển của nền kinh tế, mỗi chặng đường đi qua đã tạo động lực phát triển kinh tế mạnh mẽ cho từng địa phương.
Dự án cao tốc Bắc – Nam khởi công giai đoạn 1 (2017-2020) đi qua 13 tỉnh với tổng chiều dài 654 km, chia thành 11 dự án thành phần gồm 8 dự án đầu tư công và 3 dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Hiện có 2 dự án thành phần hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng là đoạn Cao Bồ – Mai Sơn và Cam Lộ – La Sơn.
Bước sang giai đoạn 2, Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 với chiều dài 729 km được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập, gồm các đoạn: Hà Tĩnh – Quảng Trị (267 km), Quảng Ngãi – Nha Trang (353 km) và Cần Thơ – Cà Mau (109 km). Dự án đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau. Tổng mức đầu tư dự án là 146.990 tỷ đồng, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.
Ống nhựa xoắn HDPE Ospen trên cao tốc Bắc Nam
“45 năm sau giải phóng, đến thời điểm này, chúng ta vẫn chưa có được tuyến đường cao tốc Bắc – Nam nối hết chiều dài đất nước, trong khi đây là tuyến đường huyết mạch, là trục xương sống kết nối 30 tỉnh, thành của đất nước. Đó là điều phải suy nghĩ, phải thấy xấu hổ, để quyết tâm cao hơn trong giai đoạn tới” – Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã chia sẻ khi làm việc với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cách đây 2 năm, chuẩn bị cho kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ GTVT.
Tuyến cao tốc Bắc Nam là niềm trăn trở cũng như sự khát khao của toàn thể người dân Việt Nam. Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, tuyến đường cao tốc khi hoàn thành đi qua 30 tỉnh, thành phố, nhiều khu dân cư, đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng biển, sân bay, trung tâm văn hóa, du lịch, sẽ tạo tiềm năng, cơ hội lớn để kết nối giữa các trung tâm kinh tế, văn hóa, đô thị, tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội các địa phương trên cả nước. Tuyến đường không chỉ cải thiện lưu lượng giao thông trên trục huyết mạch mà còn giúp phát triển công nghiệp, nông nghiệp các khu vực tiếp giáp, tạo cơ hội cho khoảng 60% dân số sinh sống dọc trục đường được hưởng lợi. Đây là điều kiện quan trọng để nền kinh tế tăng tốc, phát triển vượt bậc.
“Đại lộ sinh đại phú”, đường mở đến đâu dân giàu đến đó và đặc biệt cũng là cơ hội để mở rộng sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, An Đạt Phát Group là một trong số đó. Sở hữu cho mình 3 nhà máy sản xuất ở cả 3 miền: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Sản phẩm chủ lực là ống nhựa xoắn HDPE chuyên dùng cho hạ ngầm cáp điện và cáp viễn thông.
Ưu điểm nổi bật của dòng ống xoắn này Ống nhựa xoắn hdpe OSPEN có độ bền rất cao, chịu đựng được trong môi trường gồm có chất lỏng cũng như dung dịch hay gặp phải trên đường dẫn, đất cấp thoát nước. Ống không hề xảy ra hiện tượng rò rỉ và cũng không hề bị tác động dưới các dung dịch như muối, kiềm hoặc axit,…Khả năng thích nghi tốt với nhiệt độ cao, ống nhựa hdpe Ospen hoàn toàn có thể hoạt động tốt khi thi công trong thời gian dài trong nhiều điều kiện môi trường và không hề bị ảnh hưởng dưới tác động của tia cực tím rất thích hợp cho các dự án thi công hạ ngầm cáp điện trên tuyến cao tốc Bắc Nam.
Hạ tầng giao thông đang được tập trung cải thiện, trong đó việc hoàn thành cao tốc Bắc – Nam phía Đông và mục tiêu 5.000 km cao tốc vào năm 2030 sẽ là tiền đề, là bệ phóng đưa đất nước tiến đến hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045, khi kỷ niệm 100 năm thành lập nước. Và kết quả của thịnh vượng, hùng cường, chính là người dân được no ấm, được hạnh phúc, sung túc hơn.